Điểm danh các bài thuốc trị khản tiếng, mất tiếng mạn tính

Tình trạng khản tiếng (hay mất tiếng) thuộc loại rối loạn vi chứng thất âm và có liên quan đến chức năng bất thường của phổi và thận. Mất tiếng do thận âm hư, phế âm hư hoặc tân dịch không đầy đủ không khí hoá sinh ra bệnh, gọi là ở thể hư chứng (mãn tính). Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc và các bài thuốc hay điều trị khản tiếng mãn tính. Khản tiếng có thể gây bất tiện cho công việc, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, có cách điều trị khản tiếng nhanh nhất là điều cần thiết để bảo vệ bạn và gia đình. Nào cùng với spoehrer.com tìm hiểu chi tiết các bài thuốc trị khản tiếng qua bài viết bên dưới này nhé!

Tìm hiểu về tình trạng khản tiếng

Tìm hiểu về tình trạng khản tiếng
Tình trạng khản tiếng là dấu hiệu của những bệnh về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng,…

Khản tiếng là dấu hiệu của những bệnh về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng,… Biểu hiện là giọng nói biến đổi, âm lượng giảm và trở nên khàn đục hơn và có thể bị mất tiếng, kèm theo đó là rát họng, nhức đầu, sốt nhẹ.

Nguyên nhân gây khản tiếng mất tiếng là do các dây thanh quản bị tổn thương. Người hay bị tình trạng này thường là những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to nói liên tục, như người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ,… khiến dây thanh quản bị kích ứng quá mức, gây viêm thanh quản.

Ngoài ra, làm việc lâu trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, thời tiết thay đổi, cảm lạnh, cảm cúm, hút thuốc,… cũng là nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng. Khi bị khản tiếng, mọi người thường hướng tới các phương pháp điều trị an toàn nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả, và thuốc đông y là một trong những sự chọn lựa đáng tin.

Các bài thuốc trị mất tiếng do tác nhân

Khản tiếng thể phế âm hư

Biểu hiện: người bệnh gày, họng khô ho khan nhiều, khản tiếng mất tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Tư âm dưỡng phế. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1 – Thanh táo cứu phế thang: a giao 16g thạch cao 12g, tang diệp 12g cam thảo 4g, đảng sâm 12g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 8g địa cốt bì 8g, trúc lịch 10ml. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3 – Kha tử thanh âm: kha tử 12g, cát cánh 12g cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phế hư, ho hen, khản tiếng.

Hằng ngày dùng món ăn sau: mật ong 30g, nước nóng 1 chén. Hòa đều uống, ngày 1 – 2 lần.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: trung phủ, đản trung, thiên đột, hợp cốc. Mỗi huyệt day 1 – 2 phút. Ngày 1 – 2 lần.

Khản tiếng thể thận âm hư

Khản tiếng thể thận âm hư
Khản tiếng thể thận âm hư

Biểu hiện: họng khô khản tiếng mất tiếng, bứt rứt đau lưng mỏi gối ù tai hoa mắt chóng mặt mạch tế sác. Phương pháp chữa: Bổ thận âm, nạp phế khí, tuyên phế. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1 – Lục vị hoàn gia ngũ vị tử: thục địa 12g, sơn dược 12g sơn thù 16g phục linh 12g trạch tả 8g, đan bì 8g ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, a giao 8g, thục địa 12g, tô tử 8g bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hằng ngày dùng món ăn: mật ong 30g, nước nóng 50ml. Hòa đều, uống ấm, uống sau bữa ăn 2 – 3 giờ, ngày 2 – 3 lần, uống trong 5 – 7 ngày. Trị ho khan không có đờm cuống họng háo, khản tiếng mất tiếng do mệt mỏi

Kết hợp day bấm các huyệt: thận du, thái khê, nhiên cốc, hợp cốc, thiên đột. Mỗi huyệt day 1 – 2 phút. Ngày 1 – 2 lần.

Vị trí các huyệt

Trung phủ: dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 tấc; hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.

Đản trung: giao điểm của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua hai đầu vú (nam) hoặc hai khớp ức sườn (nữ).

Thiên đột: huyệt nằm ở giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức, trước khí quản và thực quản ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức – đòn – chũm, bờ trong của 2 cơ ức đòn – móng và bờ trong của cơ ức – giáp trạng.

Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau; huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 tấc.

Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong; và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Nhiên cốc: Ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan chân và mu chân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *