Gọi tên hình mẫu người cha vô tình gây ảnh hưởng xấu tới con

Mẹ cha luôn là những người yêu thương con cái một cách vô điều kiện. Bất cứ ai cũng luôn mong muốn sẽ mang lại được những điều tốt đẹp nhất cho con. Đồng thời có thể dạy dỗ con nên người. Tuy nhiên, có một số hình mẫu người cha mà mặc dù không muốn, vậy nhưng họ vẫn vô tình gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tương lai của con trẻ. Cụ thể, đó là những kiểu cha như thế nào? Xin mời các bạn độc giả thân mến cùng theo dõi bài viết của spoehrer.com sau đây để có được lời giải đáp chi tiết nhất!

Hình mẫu người cha mải mê với thiết bị di động

Trên thực tế, có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái
Trên thực tế, có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái

Trên thực tế, có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái. Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại, dần dần trẻ sẽ bắt đầu nghi ngờ chính mình. Đồng thời phủ nhận giá trị tồn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm. Hơn thế nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ thấy vậy cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động hơn. Từ đó phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng.

Một người cha có trách nhiệm với con cái là một người nên biết cách nhìn nhận lại hành vi của bản thân. Đồng thời cần không ngừng hoàn thiện, trau dồi cho chính mình. Chơi với điện thoại di động không phải là xấu. Thế nhưng điều đó cần có chừng mực. Bên cạnh đó, người cha cũng không nên nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Cha nên dành nhiều thời gian hơn để tương tác với con. Ví dụ như tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, chơi Lego, các trò chơi cha mẹ – con cái, chạy và leo núi,…

Hình mẫu người cha độc tài

Biểu hiện của hình mẫu người cha độc tài thường chính là câu nói “Bởi vì bố bảo thế”. Câu nói được sử dụng khi đứa trẻ hỏi lý do đằng sau bất kì một quy tắc nào. Theo đó, những người cha kiểu này không hề quan tâm đến việc đàm phán, thương lượng với trẻ. Không chỉ vậy, họ cũng không cho phép trẻ tham gia vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.

Cha độc tài thường trừng phạt trẻ. Thay vì tìm ra một cách thức khác để uốn nắn con vào kỷ luật. Vì vậy, họ không tập trung dạy trẻ cách đưa ra lựa chọn tốt hơn. Mà thực chất, họ chỉ muốn khiến trẻ cảm thấy có lỗi vì những sai lầm của chúng. Trẻ em được nuôi dạy bởi kiểu cha này có xu hướng tuân theo các quy tắc trong xã hội. Tuy nhiên, sự vâng lời được rèn giũa từ nhỏ đồng nghĩa với việc chúng nghĩ rằng ý kiến của mình không có giá trị. Do đó, lòng tự trọng của những đứa trẻ như vậy cũng không cao.

Mặt khác, chúng cũng có thể trở nên thiếu thân thiện và hung hăng. Chúng không nghĩ về cách thay đổi để trở nên tốt hơn trong tương lai. Chúng bị dồn nén bởi những cảm xúc tiêu cực với cha mẹ. Vì hình mẫu người cha độc tài thường quá nghiêm khắc. Và con cái của họ có thể trở thành kẻ nói dối sành sỏi. Do chúng muốn tránh được việc bị trừng phạt.

Hình mẫu người cha không bằng lòng với mọi hành động của con

Hình mẫu người cha quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có đủ tự tin và động lực
Hình mẫu người cha quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có đủ tự tin và động lực

Mọi ông bố bà mẹ trên thế gian đều muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Vậy nhưng lúc nào cũng nói rằng con sai này sai nọ không phải là cách dạy con lành mạnh. Người cha quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có sự tự tin và động lực để thử sức với những điều mới mẻ. Người cha này có xu hướng không bằng lòng với mọi hành động của con. Họ luôn coi hành động của con là thiếu chuẩn mực, không đạt tới yêu cầu.

Trong lòng người cha kiểu này luôn có những so sánh ngầm. Họ so sánh con cái với bản thân hoặc với những đứa trẻ giỏi khác. Sau đó sẽ thấy không hài lòng với bất cứ biểu hiện nào của con. Từ đó, người cha này gần như không cho phép con phạm sai lầm. Trẻ con thường xuyên mắc phải sai lầm. Và chúng sẽ học tập những điều mới từ những sai lầm ấy. Đây là một câu chuyện hết sức bình thường. Và cha mẹ nên hiểu điều đó. Phán xét quá đà không phải là cách hay. Cha mẹ nên tìm sự cân bằng giữa phản hồi tích cực và tiêu cực. Đồng thời ủng hộ thay vì làm con nhụt chí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *