Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là những khuyết tật ở tim hoặc các mạch máu lớn do sự ngừng hoặc kém phát triển của các thành phần của tim phôi thai trong suốt thời kỳ của mang thai. Theo thống kê của các nhà nguyên cứu ở nhiều nước, tỷ lệ mắc dị tật tim bẩm sinh trung bình khoảng từ 1% đến 2% trên tổng số trẻ sơ sinh. Trong bệnh tim bẩm sinh thì các bệnh thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi,… tỷ lệ tử vong do dị tật tim bẩm sinh là cực kỳ cao và phần lớn đều tử vong trong vòng 2 năm đầu đời. Bài viết sau đây của spoehrer.com sẽ giải thích cụ thể hơn về căn bệnh này, đừng bỏ lỡ nhé!
Vì sao trẻ lại bị dị tật tim bẩm sinh?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Tuy nhiên, phổ biến và được biết đến nhiều nhất hiện nay chính là do nguyên nhân di truyền. Bé bị mắc bệnh tim do được di truyền từ người mẹ. Hoặc do trong quá trình mang thai, mẹ bị rối loạn các cơ quan. Từ đó gây ra các dị tật ở bộ phận tim của trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh tim bẩm sinh ở trẻ là do môi trường sống của mẹ khi mang thai. Điển hình như mẹ làm việc, sinh sống trong môi trường có nhiều hóa chất, chịu ảnh hưởng của các loại chất độc hại, tia phóng xạ, tia gama,… Hoặc mắc các bệnh đái tháo đường, nhiễm các loại virus cúm, bệnh Lupus ban đỏ,…
Triệu chứng của bệnh
Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ dưới đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Trẻ không khóc sau khi sinh ra, da tím tái
- Ho, khò khè tái đi tái lại
- Xanh xao, hay vã mồ hôi, chi lạnh
- Thở nhanh, khó thở, thở không bình thường, lõm ngực
- Bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại
- Chậm phát triển thể chất, tâm thần
- Tim đập bất thường, tim to, âm thổi
- Bú sữa mẹ là một bài tập. Nếu trẻ không thể bú sữa mẹ trong 10 phút và nghỉ giữa chừng. Hoặc trẻ cảm thấy khó thở khi bú, đó là dấu hiệu tim yếu. Nếu phát hiện thấy trẻ có âm thanh rít ở tim, cũng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ tim mạch.
Ở trẻ sơ sinh, suy tuần hoàn có thể là biểu hiện đầu tiên của các dị tật nặng (hội chứng thiểu sản tim trái, hẹp động mạch chủ, gián đoạn động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ). Trẻ sơ sinh biểu hiện mệt nhiều, lạnh đầu chi, mạch yếu, huyết áp thấp và giảm đáp ứng kích thích.
Cách chăm trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Đối với những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, ba mẹ nên tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn cần chăm sóc cho trẻ chu đáo hơn. Đặc biệt là áp dụng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn không nên để trẻ vui chơi hay vận động quá mức. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Cách phòng tránh bệnh tim bẩm sinh cho trẻ hiệu quả nhất
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị suy tim nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn khiến bé chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bé thậm chí còn không thể vui chơi, đùa giỡn như các bạn bè cùng trang lứa khác. Hơn nữa, căn bệnh này cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ. Nó sẽ khiến bé suy giảm năng lực học tập, khó tiếp thu ngôn ngữ.
Khi thấy bé có những dấu hiệu như thường xuyên bị ho, hơi thở khò khè, có làn da xanh xao, biếng ăn, đầu ngón tay, chân, môi bị tím, chậm lên cân, chậm phát triển hơn so với các trẻ bình thường thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé khi kiểm tra sức khỏe tại các trung tâm y tế để được bác sĩ chuẩn đoán tình trạng bệnh ngay.
Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, người mẹ nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe và môi trường sống xung quanh để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh cho bé. Cụ thể là không làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, bạn nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Ngoài ra, cần khám thai đầy đủ và định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Hãy tiêm vaccine phòng ngừa các loại virus, siêu vi có hại cho sức khỏe của mẹ và bé.