Tổng hợp những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến ở trẻ em và nhất là ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt bệnh tật và nguy cơ tử vong ở trẻ em. Theo ước tính thì các nước đang phát triển có 1,3 triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp mỗi năm và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy cấp. Trong đó, 80% trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, nguyên nhân tử vong chính là do cơ thể mất nhiều nước và chất điện giải. Căn bệnh này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh hãy cùng spoehrer.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!

Vì sao trẻ em thường bị tiêu chảy cấp?

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị tiêu chảy cấp là do nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản khác gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lí mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Dấu hiệu biếng ăn, buồn nôn kèm biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc
  • Đau bụng, tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ngày. Phân có mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lị phân sẽ có nước lẫn máu.
  • Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Bố mẹ có thể quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Nếu bé uống bình thường thì không sao. Nhưng trường hợp khát nước khi uống bé sẽ uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc.
  • Biếng ăn, buồn nôn: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn. Bé thường trở nên biếng ăn và buồn nôn liên tục hoặc vài lần một ngày.

Biến chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Nếu không được chăm sóc đúng cách, việc mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em sẽ khiến bé có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

  • Mất nước nặng: Đây là biến chứng thường gặp nhất. Nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
  • Suy thận cấp: Tình trạng mất nước do tiêu chảy có thể làm cho chức năng thận bị suy giảm. Nó sẽ làm mức lọc cầu thận giảm sút hoàn toàn, ure máu tăng dần. Và điều này có thể dẫn đến tử vong.
  • Suy dinh dưỡng: Trong thời gian bị tiêu chảy, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bé rất dễ bị suy dinh dưỡng. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong tương lai.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên, ngay khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, chú ý đến chế độ ăn. Đồng thời, theo dõi sát sao việc đi tiêu; chẳng hạn trẻ đi bao nhiêu lần, lượng phân mỗi lần nhiều hay ít, phân như thế nào và biểu hiện của trẻ. Nếu số lần đi tiêu tăng cao và đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, trẻ không ăn uống, người lả đi,… bạn cần đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phải làm sao khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước
Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp bé bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Nếu có thể thì mẹ nên truyền nước cho bé. Nên cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sụt cân. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu,… thì mẹ nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.

Phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp cho bé mẹ nên tiêm phòng định kỳ cho trẻ. Hãy tiêm phòng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Việc này sẽ giúp bé phòng tránh những căn bệnh không đáng có. Từ đó sẽ bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé yêu. Tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho trẻ. Việc ăn nhiều có thể làm trẻ đi tiêu nhiều hơn. Việc này sẽ giúp trẻ sẽ mau hồi phục và tăng cường kháng thể.

Nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng những đồ ăn để lâu ngày. Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, nên cho bé uống nước sôi. Không được cho trẻ uống nước lã hay là những nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt là nên tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *