Điểm danh các bài thuốc dân gian hay từ cây thuốc trặc

Y học cổ truyền cho rằng vị thuốc trặc có vị cay và tính ấm. Nó có tác dụng tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương), khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch). Nó được sử dụng để điều trị té ngã, sái chân sái tay, chấn thương, bong gân, bong gân và viêm xương khớp.

Theo Báo Điện tử Đà Nẵng, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Tiến sĩ Võ Văn Chi đã xác định đúng tên cây thuốc là cây Thanh táo, tên khoa học là Justicia gendarussa Lf (tên đồng nghĩa Gendarussa vulgaris Nees), thuộc thuộc họ Acanthophyllaceae – Ô rô. Cây thanh táo ta hay còn gọi là thuốc trặc hay tần cửu, một số người dân Quảng Nam – Đà Nẵng gọi là cây Tam phòng, tên tiếng Hán là tiểu bác cốt. Nào cùng với spoehrer.com tìm hiểu chi tiết các bài thuốc từ vị thuốc này qua bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu chi tiết cây thuốc trặc

Tìm hiểu chi tiết cây thuốc trặc
Cây thuốc trặc là một loại cây nhỏ, cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông

Cây thuốc trặc còn có tên là tần cửu, người Thái gọi là bơ chẩm phòn, người Tày  là sleng sào, Dao là búng mâu mía, miền Nam gọi tù huýt. Là một loại cây nhỏ, cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông.

Lá mọc đối, mang cuống ngắn, phiến lá hình mác thuôn, mặt lá nhẵn có gân xanh hay màu tím tùy theo cây. Hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn. Quả nang, trong chứa 4 hạt. Cây mọc hoang và thường được trồng ở nhiều nơi làm hàng rào. Có thể trồng bằng hạt, nhưng thường được trồng bằng cành. Các bộ phận của cây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Trong cây có một alcaloid là justicin và một lượng rất ít tinh dầu. Lá chứa một alcaloid có tính độc nhẹ.

Mùa hoa quả vào mùa hạ. Để làm thuốc, thường dùng cả cây, có thể dùng tươi hoặc khô. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 7 – 8. Cây thường mọc hoang ở rừng núi và được trồng làm cảnh, thường trồng thành hàng  rào.

Một số bài thuốc dân gian hay từ cây thuốc trặc

Bài 1:  Chữa ho sốt mồ hôi trộm

Rễ thuốc trặc miết giáp địa cốt bì sài bồ  mỗi vị 10g; đương quy, tri mẫu  mỗi vị 5g; thanh cao, ô mai  mỗi vị 4g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2:  Chữa chấn thương sưng tấy (vết thương kín)

Cây thuốc trặc tươi 50g ( nếu khô 10g). Tất cả rửa sạch đổ 850ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.   Bài 3: Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): thuốc trặc tươi giã nát, hoặc thuốc trặc khô nghiền nhỏ, trộn với rượu giấm; đắp vào chỗ bị thương, 2 giờ  thay băng 1 lần, ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày.

Bài 4:  Chữa phong thấp chân tay tê dại

Chữa phong thấp chân tay tê dại
Cây thuốc trặc hỗ trợ chữa phong thấp chân tay tê dại

Vỏ thuốc trặc, dây chìu, rễ sưng, rễ mền tên mỗi vị 20g; cốt khí thiên niên kiện mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch đổ 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.

Bài 5:  Chữa hậu sản

Cây thuốc trặc, mần tưới cỏ mần trầu mỗi thứ vị bằng nhau khoảng 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 6: Chữa sản phụ máu xấu đưa lên choáng váng, mắt mờ

Thanh táo, Mần tưới, Cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, sắc uống.

Bài 7: Viêm tinh hoàn (dái sưng đau, một bên sa xuống)

Rễ thanh táo, Rễ sưng, Rễ bấn trắng, Rễ vạy đỏ, mỗi vị một nắm, sắc uống.

Để bài thuốc thực sự hiệu quả với từng cơ địa của mỗi người khi sử dụng cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch, kê đơn bốc thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *