Mách bạn các bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi

Trong dân gian, cỏ nhọ nồi còn có tên là cỏ mực, mặc thái, hạn liên thảo, mặc hạn liên. Loại cây này nổi tiếng với công dụng đặc biệt là cầm máu, chữa thổ huyết, kiết lỵ… Tuy nhiên, vì là loại cây lành tính nên nó còn có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh khác trong sức khỏe cộng đồng mà chúng ta chưa biết. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng dưỡng gan thận, cầm máu, làm đen râu tóc,… Qua bài viết dưới đây, spoehrer.com sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời và các bài thuốc hay chữa bệnh của loại cây này nhé!

Tìm hiểu về cây nhọ nồi (cây cỏ mực)

Tìm hiểu về cây nhọ nồi (cây cỏ mực)
Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae

Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.

Nhọ nồi thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.

Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Đặc tính: Tính lạnh, vị ngọt chua, không độc…

Tác dụng:

  • Lương huyết (mát huyết).
  • Cầm máu.
  • Thanh can nhiệt.
  • Dưỡng thận âm, làm đen râu tóc…

Chủ trị:

  • Xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh).
  • Kiết lỵ.
  • Viêm gan mạn.
  • Chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Các bài thuốc lương huyết cầm máu

Trị phụ nữ băng huyết: Hạn liên thảo 20g, trắc bách 20g. Sắc uống.

Trị tiểu tiện ra máu dùng bài “Đan nhị thảo”: Hạn liên thảo 63g, xa tiền thảo 63g. Giã lấy nước, chiêu với nước đun sôi

Trị lao phổi khạc ra máu: Hạn liên thảo 60g – 250g, bột lá tử chu 4g. Hạn liên thảo sắc, nước cô đặc uống với bột lá tử chu, thêm lượng đường trắng vừa đủ để điều vị. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần.

Trị chảy máu chấn thương do dao mụn nhọt sưng độc: Toàn cây Hạn liên thảo tươi, giã nát, loại khô nghiền thành bột, đắp lên vất thương.

Trị tử cung chảy máu (rong huyết): Hạn liên thảo 16g, hoè hoa 16g, xuyến thảo 16g, bồ hoàng thán 16g, ô tặc cốt 16g nữ trinh tử 16g, lưu ký nô 12g, tiểu kế thảo 30g. Người âm hư thêm sinh địa 16g bạch thược 8g; người khí hư thêm đảng sâm 12g bạch truật 8g. Sắc uống.

Tư âm bổ thận: Dùng khi thận hư đau lưng tóc và râu bạc sớm lú lẫn giảm trí nhớ dùng một trong các bài thuốc sau:

Hoàn nhị chí: Hạn liên thảo, nữ trinh tử, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi.

Thuốc sắc kim lăng: Hạn liên thảo một lượng vừa đủ, giã vắt lấy nước, thêm nước gừng sống, đường trắng, cô đặc làm hoàn. Mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi.

Nhị chí hoàn: Hạn liên thảo, nữ trinh tử liều lượng như nhau, sấy khô tán mịn, thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 12g (khoảng 4 viên, viên to bằng quả táo chua nhỏ); ngày uống 2 lần với nước sôi.

Một vài thực đơn chữa bệnh có cỏ nhọ nồi

Một vài thực đơn chữa bệnh có cỏ nhọ nồi
Nước ép cỏ nhọ nồi – Một trong những thực đơn chữa bệnh có cỏ nhọ nồi

Nước ép cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, nghiền ép lấy nước, cho uống với nước sôi để nguội. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam khái huyết, huyết niệu…

Canh thịt cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 60g, rửa sạch, nấu với nước luộc gà hoặc nước canh thịt. Dùng cho các trường hợp rong kinh huyết, trĩ xuất huyết

Xirô gừng tươi cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 500 – 1.000g, gừng tươi 30 – 60g. Sắc hoặc hãm lấy nước, cô thành dạng cao lỏng, thêm mật ong khuấy đều thành dạng cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày uống 3 thìa. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm đau đầu hoa mắt chóng mặt đau mỏi vùng lưng, thắt lưng.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, dễ ỉa chảy dùng phải cẩn thận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *