Mách mẹ các phương pháp phòng bệnh cảm cúm cho con

Bệnh cảm cúm là loại bệnh nhiễm virus đường hô hấp, không chỉ là bệnh thường gặp ở trẻ em mà còn là bệnh khó tránh khỏi ở người lớn. Với những điều kiện thuận lợi như mắc mưa, phơi nắng, tắm nước lạnh về khuya sẽ dễ xảy ra cảm cúm. Người lớn bị cảm cúm cũng đã là một vấn đề rồi, nên việc trẻ em bị cảm cúm lại càng khiến cho các mẹ đau đầu hơn. Phòng ngừa là một trong những cách tốt nhất để giữ cho bé tránh xa các virus và vi khuẩn truyền nhiễm trong môi trường xung quanh. Bài viết hôm nay của spoehrer.com sẽ hướng dẫn các mẹ cách phòng bệnh cảm cúm cho con, cùng tìm hiểu và phòng bệnh cho bé nhé!

Nguyên nhân trẻ bị cảm cúm

Nguyên nhân chính mà bé hay bị cảm cúm là do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Ngoài ra, có trên 200 loại virus khác nhau gây ra bệnh cảm lạnh thông thường và hệ miễn dịch của con bạn phải phát triển để chống lại chúng mỗi khi bé ốm. Mỗi ngày trôi qua, bé luôn khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ tay vào mọi vật. Sau đó, bé sẽ dụi tay vào mắt, mũi, miệng và kết quả là virus sẽ theo đó xâm nhập vào cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở trẻ em – Trẻ mệt mỏi, đau nhức, không muốn vận động

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh cảm cúm thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên lưu ý khi thấy trẻ xuất hiện có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt cao, hay khóc đêm, cáu gắt, vứt bỏ đồ chơi và không chịu ăn cơm.
  • Người mệt mỏi, đau nhức, không muốn vận động.
  • Người mệt mỏi, bé không chịu ngủ rồi có lúc ngủ thiếp đi, hơi thở khò khè, nhiệt độ cơ thể đo được trên 38 độ C.
  • Hắt xì hơi nhiều lần và bắt đầu ho, sổ mũi từ dạng lỏng chảy thành dòng đến dung dịch đặc màu vàng, hơi tanh. Sau khoảng 4 – 5 ngày triệu chứng sổ mũi dần dần hết nhưng vẫn còn ho.

Cách điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ em

Cha mẹ nên thoa dầu cho bé. Cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên, kiểm tra nhiệt độ cho trẻ bằng tay hoặc cặp nhiệt kế vào nách. Trẻ rất cần sự ở bên chăm sóc, an ủi và động viên mỗi ngày. Vì vậy hãy dành thời gian ở bên bé nhiều hơn. Nước muối là một trong những biện pháp sát khuẩn vừa rẻ tiền vừa rất hữu dụng trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhỏ vài giọt nước muối loãng vào hai mũi, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để sát trùng đường họng, làm giảm sự kết tụ đờm trong vòm họng giúp bé dễ hô hấp và ăn uống hơn.

Cho bé uống nhiều nước thanh lọc cơ thể, ngủ đủ giấc, tắm nước ấm có pha chút lá sả, hoa bưởi, lá chanh,… Hơn nữa, các mẹ cũng không sử dụng nước hoa hay các dung dịch có mùi thơm lạ vì bé rất dễ dị ứng làm ngứa mũi thêm và hắt hơi nhiều. Cuối cùng là nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những gia vị có vị thuốc trị ho, cảm cúm, giải độc cơ thể như tỏi, hành lá, củ nghệ, gừng tươi, mật ong và các loại cá giàu omega như cá hồi, cá ngừ,… giúp bé nhanh hồi phục.

Biện pháp phòng bệnh cảm cúm cho trẻ

Cho bé tiêm phòng đầy đủ để tránh bệnh cảm cúm

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cách tốt nhất để tránh cảm cúm cho bé là tiêm phòng. Tiêm phòng cúm dành cho nhiều lứa tuổi, nhất là những bé dưới 5 tuổi.

Để bé ở nhà khi bé vừa chớm bệnh

Khi bé chớm bệnh cúm thì ba mẹ có thể cho bé điều trị tại nhà. Hãy cho bé nghỉ ngơi, nằm nghỉ trên giường và uống nhiều nước. Nên dùng thức ăn lỏng và ấm, giàu vitamin C kết hợp thuốc hạ sốt, súc miệng bắng nước muối, nhỏ mũi,… để giảm ho. Đây sẽ là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm cúm khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.

Thường xuyên vệ sinh tay cho bé

Rất nhiều vi trùng cư trú trên bàn tay của bé trong cả ngày. Vì vậy, ba mẹ nên rửa tay cho con bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên. Đặc biệt nhất là sau khi bé ăn, sau khi bé ho, xì mũi hoặc đi vào nhà tắm.

Tránh để mầm bệnh cảm cúm lây từ mẹ sang bé

Ba mẹ nên ho, hắt hơi hay xì mũi vào khăn giấy. Tránh ho hay hắt hơi vào tay mẹ vì tay mẹ hay phải tiếp tiếp xúc với con. Nếu không có sẵn khăn giấy, ba mẹ có thể uốn cong khuỷ tay lên và hắt hơi vào tay áo của bạn. Quay đầu ra xa chỗ có bé.

Để bé ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều

Để bé ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều
Để bé ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều

Khi bé ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì hệ miễn dịch của bé có cơ hội săn lùng và tiêu diệt những vi trùng có hại. Thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến bé dễ bị bệnh cúm tấn công. Ba mẹ nên cho bé ngủ hơn 7 – 8 tiếng mỗi đêm.

Hạn chế để bé đến nơi đông người

Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé. Tuy nhiên, phải đến 5 ngày sau thì bé mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cảm cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng như cúm hoặc ở những nơi đông người không cần thiết.

Bổ sung rau quả vào bữa ăn của trẻ

Rau quả rất cần cho bé trong mùa lạnh cũng như trong mùa cúm. Các vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong rau quả giúp bé tăng cường miễn dịch. Từ đó giúp bé tránh được bệnh tật.

Để bé vận động hợp lý ngoài trời

Đừng nghĩ là ra ngoài sẽ khiến bé bị ốm. Bởi vì, trong thực tế tiếp xúc với không khí trong lành kết hợp với vận động hợp lý sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe và chống cảm cúm hiệu quả.

Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ mà người lớn cũng thế. Khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm của bé. Không chỉ vậy, nó còn gây ra các bệnh tim mạch và đặc biệt là gây ung thư cho bé.

Không để bé chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Virus gây cúm có thể từ tay bé vào cơ thể qua niêm mạc mắt, mũi và miệng. Cố gắng để bé không chạm tay lên mặt càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn vệ sinh mặt mũi cho con thì bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Sau đó lau khô rồi mới chạm vào con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *