Chàng sinh viên nghèo nghỉ học theo đuổi đam mê điêu khắc

Có đam mê và dám theo đuổi đam mê đến cùng chính là điều mà ai cũng mong muốn trong cuộc đời. Không ít người không biết đam mê của mình là gì, cũng không ít người có đam mê nhưng không dám theo đuổi hết mình. Thế nhưng, có một chàng trang chỉ 22 tuổi, đang là sinh viên nhưng vẫn sẵn sàng từ bỏ con đường học hành để về quê xây dựng ước mơ với nghề điêu khắc gỗ. Câu chuyện về chàng trai trẻ này đã nhận được không ít sự thán phục, ngưỡng mộ của các bạn trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về cậu bạn thú vị này nhé.

Chàng trai trẻ đam mê điêu khắc

Sau 2 tháng học tập tại một trường ĐH ở TP.HCM, Ngô Ngọc Hoàng (Khóm 7, TT.Khe Sanh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) nhận thấy ngành công nghệ thông tin không phù hợp với mình nên quyết định từ bỏ. Cậu trở về quê nhà tìm con đường mới. Ngừng việc học ĐH tại TP.HCM, Ngô Ngọc Hoàng (22 tuổi) quay về quê ở tỉnh Quảng Trị, băng rừng tìm gỗ lũa. Cậu biến hóa những cục gỗ xấu xí, bỏ đi thành các tác phẩm được nhiều người tìm mua.

Khi về quê, Hoàng được bố mẹ giới thiệu đi học việc tại tiệm sửa chữa máy móc. Trong một lần đến sửa chữa máy cho một tiệm chuyên làm đồ gỗ, nhìn những cục gỗ thô sơ được biến hóa thành tượng người, tượng thú vô cùng có hồn qua bàn tay của người thợ, Hoàng quyết định tìm hiểu và đổi qua ngành này. “Thấy người ta tiện tấm bìa gỗ thô sơ thành một bức tranh đẹp tuyệt. Nó lại bán với giá cao, mình cảm nhận mình có thể làm được việc này. Bởi vì mình cũng có chút hoa tay. Mình biết vẽ vời nên quyết định…rẽ ngang”, Hoàng chia sẻ.

Chàng trai trẻ đam mê điêu khắc
Hoàng có năng khiếu hội họa, có thể áp dụng được vào công việc

Hoàng nuôi dưỡng đam mê từ khi còn bé

Hồi còn học THPT, Hoàng có thói quen vẽ vời vào sách vở. Cứ cầm bút lên là cậu bắt đầu tưởng tượng rồi họa lên đủ thứ. Nhưng tất cả cũng chỉ là để giết thời gian. Chàng trai 9X cũng thỉnh thoảng viết thư pháp. Các bạn trong lớp thấy đẹp, hỏi mua, bán được vài chục nghìn đồng. Anh chưa bao giờ nghĩ sẽ kiếm sống bằng ngón nghề vẽ vời của mình. Hoàng mất 3 năm học việc để thành thạo tay nghề. Anh đi khắp các xưởng tiện gỗ trong vùng rồi vào Huế để tìm tòi, học hỏi thêm cách làm. Khi đã biết cách tự lực cánh sinh, Hoàng về nhà tận dụng khoảng vườn trống. Sau đó anh làm một tiệm nhỏ, bắt tay vào sáng tác.

Những kỷ niệm khó quên khi làm nghề điêu khắc

Công việc vất vả nhưng đó là đam mê mà Hoàng đã tìm ra cho mình. Nhiều cục gỗ lũa, rẹn cây nằm trơ trọi, mục nát trong rừng chẳng ai ngó ngàng. Nó lại được chàng trai 9X băng rừng lội suối tìm mua để rồi tạo nên những bức Đạt Ma múa võ, Bát Mã truy phong… được nhiều người trả giá cao, mua về sưu tầm. Mỗi tháng anh bỏ ra khoảng 2 tuần để đi vào các xã Ba Tầng, A Dơi…giáp biên với Lào để tìm mua gỗ lũa.

“Có lần băng rừng, vác gỗ về thì trượt chân ngã xuống suối, may thay có cục gỗ nên bám vào mới thoát. Tuy nguy hiểm nhưng phải lặn lội, tự tìm mới kiếm được những cục lũa đẹp nhất. Khi đó sản phẩm mình làm ra mới chất lượng”, Hoàng nói. Mỗi cục gỗ lũa thô thường có giá vài trăm nghìn đồng khi mua tại nơi, nếu nhập ra tận xưởng thì giá tăng gấp đôi vì chi phí vận chuyển. Do đó, Hoàng chọn cách mạo hiểm là tự vào rừng để vừa tìm được những cục gỗ lũa ưng ý vùa giúp giảm chi phí và vốn bỏ ra.

Những kỷ niệm khó quên khi làm nghề điêu khắc
Sản phẩm điêu khắc ấn tượng của Hoàng

Công sức của Hoàng dần được đền đáp

Đến nay, gần 5 năm vào nghề, những sản phẩm do Hoàng tạo ra được giới sưu tầm đồ gỗ hỏi mua với giá cao. Công sức bỏ ra để tìm những cục gỗ lũa chất lượng đã rất lớn. Anh ngồi nghiên cứu, tạo hình thế nào để gỗ lũa có hồn. Việc này lại càng mất nhiều công sức hơn. Bởi mỗi cục gỗ lũa khi mang về đều có mỗi hình dáng riêng. Nó vẫn còn nguyên tính tự nhiên. Người thợ phải làm sao để tác phẩm của mình vừa có hồn, có thần thái mà vẫn giữ nguyên sự tự nhiên của gỗ.

Công việc tiện gỗ cũng là nguồn thu nhập chính để phụ giúp gia đình. Mỗi tháng Hoàng thu về 10 đến 20 triệu đồng. Dịp tết là lúc làm ăn khấm khá nhất khi nhiều người mua về chưng tết. “Thay vì sử dụng nguyên liệu ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường thì những thứ bỏ đi như gỗ khi đặt đúng chỗ, vào đúng người sẽ mang lại giá trị thẩm mỹ rất lớn mà vẫn giữ được sự tự nhiên, hài hòa”, Ngô Ngọc Hoàng chia sẻ.

Chúng ta có thể thấy, việc từ bỏ trường đại học, từ bỏ một tương lại có vẻ tươi sáng hơn để dấn thân vào thực hiện ước mơ nhưng chưa biết tương lai đi về đâu là việc mà không phải ai cũng làm được. Hy vọng câu chuyện hôm nay chúng tôi chia sẻ sẽ tạo thêm được nhiều động lực cho những bạn trẻ có hoài bão và đam mê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *