Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh viêm kết mạc cho trẻ

Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất hay bị ốm vặt, nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là vào mùa đông, xuân và hạ. Đây là một bệnh lành tính, nhưng vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20%, chủ yếu là viêm giác mạc. Trẻ em là đối tượng dễ bị các biến chứng nhất, bởi chúng thường dụi mắt và không biết cách vệ sinh mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra sẹo ở giác mạc và dẫn đến giảm thị lực. Cùng spoehrer.com học cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm kết mạc cho trẻ nhỏ qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc

  • Do virus hoặc vi khuẩn: Virus hay vi khuẩn gây đau mắt đỏ thường có nguồn gốc từ đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Ở người bị cảm lạnh hay viêm họng, virus có thể lây lan từ mũi, họng sang mắt. Vì khi họ ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus qua không khí sẽ tiếp xúc với mắt.
  • Do dị ứng: Những người cơ địa dị ứng sẽ dễ bị viêm kết mạc từ các dị nguyên như phấn hoa, bụi,… Các chất này kích thích cơ thể tạo phản ứng viêm gây ngứa, đỏ mắt.
  • Do hóa chất: Đau mắt đỏ có thể do một số hóa chất dễ gây kích ứng như clo trong nước bể bơi. Nếu nguyên nhân do hóa chất thì cách nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất là rửa bằng nước sạch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ
Khi bị viêm kết mạc, trẻ thường có những dấu hiệu như chói mắt, chảy dịch ghèn và đỏ mắt

Khi bị viêm kết mạc, trẻ thường có những dấu hiệu như chói mắt, chảy dịch ghèn và đỏ mắt. Nặng hơn thì phù mí, kết mạc và có phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai. Sáng ngủ dậy, bé sẽ khó mở mắt, hai mắt dính chặt do ghèn tiết ra nhiều. Thời gian đầu, có thể bé chỉ đỏ một mắt, hai đến ba ngày sau đỏ tiếp mắt thứ hai, thường thì nhẹ hơn mắt trước.

Khi bị viêm kết mạc, trẻ có thể kèm theo nóng sốt, đau họng, đau đầu và ho. Viêm kết mạc gây khó chịu ở trẻ. Tuy nhiên đây không phải là bệnh nặng, có thể tự khỏi trong thời gian 10 – 15 ngày. Bệnh không làm giảm thị lực, nên ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, chỉ cần biết cách chăm sóc bé đúng cách thì bé sẽ nhanh chóng lành bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm kết mạc

Viêm kết mạc là một bệnh nhẹ và thường không nguy hiểm, thị lực ít bị ảnh hưởng. Nó chỉ gây ra một số khó chịu cho trẻ như cộm mắt, sưng mi mắt, dính mi mắt. Bệnh sẽ được điều trị khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Tuy vậy không nên chủ quan. Bạn cần phải giữ vệ sinh mắt cho trẻ thật tốt để tránh bị bội nhiễm. Tuy ít xảy ra nhưng cần lưu ý một số biến chứng có thể có nếu điều trị muộn hoặc sai cách bao gồm tình trạng viêm giác mạc, sưng giác mạc, loét giác mạc vì có thể dẫn đến mù lòa. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để tránh biến chứng khi gặp các dấu hiệu:

  • Mắt rất đau và đỏ.
  • Mắt rất mờ và khó chịu khi ra nắng.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau một tuần hoặc sau khi đã điều trị bằng thuốc 24 giờ.
  • Các triệu chứng tăng nặng hơn.
  • Bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…

Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc như thế nào?

Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc
Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc

Khi trẻ bị viêm kết mạc, trong một hay hai ngày đầu, ba mẹ có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương hoặc nước muối nhân tạo, kháng viêm cho trẻ để giảm triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp trẻ mau chóng lành bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid để nhỏ cho trẻ.

Nếu trường hợp nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người nên dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Việc dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. Tốt nhất, bạn dùng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng; rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để hạn chế lây bệnh cho người khác.

Khi bị viêm kết mạc, mẹ nên bảo vệ mắt cho bé bằng cách đeo kính râm khi ra đường. Cần hạn chế bụi bẩn dính vào mắt gây nhiễm trùng nặng hơn. Nếu có tiếp xúc với bụi mắt, ba mẹ nên rửa tay, mặt sạch sẽ cho bé. Hãy nhỏ thêm vài giọt nước nhỏ mắt, tránh để bé dụi tay vào mắt.

Khi vệ sinh mắt cho bé, ba mẹ cần lưu ý dùng bông gòn sạch lau khô, chườm lạnh để giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Bé cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp trong giai đoạn bệnh cấp để tránh lây lan. Không vứt bông, khăn thấm mắt bệnh ra môi trường xung quanh.

Biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc cho trẻ

Viêm kết mạc là bệnh rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ cần phải thường xuyên rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, khăn sạch. Bạn nên giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ. Khi bị bệnh, trẻ thường có thói quen lấy tay dụi mắt, chùi mắt rồi chạm tay vào các đồ vật như đồ chơi, bàn ghế trong lớp học. Trẻ lành bệnh chạm tay vào những đồ vật này, sau đó đưa lên mắt là bị lây bệnh. Người chưa mắc bệnh không nên nhỏ kháng sinh phòng ngừa vì có thể làm cơ thể kháng thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *