Tổng hợp những kiến thức cơ bản về bệnh quai bị ở trẻ em

Ở nước ta, quai bị là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến và nó thường bùng phát thành dịch. Bệnh quai bị là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây ra, thường gặp ở lứa tuổi học đường như trẻ em hay thanh thiếu niên. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, điếc tai,… và điều đáng lo ngại hơn là bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em là gì, có cách nào để giúp trẻ phòng tránh bệnh không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của spoehrer.com, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Bệnh quai bị do siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, lứa tuổi vị thành niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh này. Bệnh quai bị lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt, chất dịch trong mũi của người bệnh.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có những triệu chứng như:

  • Sốt cao.
  • Cảm giác khô miệng.
  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt.
  • Bị sưng.
  • Đau ở tuyến nước bọt ở vùng mang thai, dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm.

Cách nhận biết dễ nhất là má sưng to ở một hoặc cả hai bên. Ở một số trẻ em, có xảy ra triệu chứng sưng căng và đau tinh hoàn. Ở một số người lớn, bệnh quai bị thường xảy ra các triệu chứng nặng và gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như bị viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, nhồi máu phổi hoặc thậm chí là gây tổn thương đến hệ thần kinh. Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ mắc bệnh quai bị có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai, thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, nguy hiểm hơn là xảy ra khả năng sinh non và thai chết lưu.

Quai bị lây qua đường nào?

Quai bị được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm vì thế, khả năng lây nhiễm của bệnh là có, thậm chí nó có thể lây nhiễm mạnh mẽ và hoàn toàn có thể bùng phát trong cộng đồng nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa. Rất nhiều người thắc mắc, vậy quai bị lây qua đường nào? Câu trả lời là, quai bị lây qua đường hô hấp. Cụ thể là khi:

  • Bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
  • Sử dụng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh. Một người bị bệnh chạm lên mũi hoặc miệng, sau đó chạm vào một đồ dùng khác và người lành vô tình dùng chung đồ dùng đó cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Ăn uống chung với người bị nhiễm bệnh.
  • Hôn nhau.

Tóm lại, bạn có thể hiểu là khi virus gây bệnh có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,… mà vô tình người lành hít trực tiếp, dùng chung đồ đạc có chứa virus do bệnh nhân thải ra thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5m và khi gặp gió các hạt nước bọt chứa virus có thể phát tán xa hơn. Nếu không được phòng ngừa sẽ rất dễ bùng phát thành ổ dịch.

Các biến chứng của bệnh quai bị

Các biến chứng của bệnh quai bị
Biến chứng của bệnh quai bị – Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh

Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

  • Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%.
  • Viêm buồng trứng: Người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Nhồi máu phổi: Nguyên nhân là do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
  • Viêm tụy cấp tính.
  • Viêm cơ tim.
  • Viêm não, viêm màng não.

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Các cách phòng tránh quai bị cho trẻ hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả nhất vẫn là tiêm vaccine phòng ngừa. Khi bé được 9 tháng tuổi, ba mẹ nên cho bé tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị ngay. Kế đến, tiêm liều vaccine thứ hai sau một tháng. Và tiêm liều vaccine thứ ba trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, ăn uống các loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, rèn luyện cơ thể, chơi các môn thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Hơn nữa, cũng nên vệ sinh cơ thể, tắm rửa hàng ngày, mang khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh quai bị.

Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thì cần nhanh chóng đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế ngay. Tránh tình trạng để bệnh diễn ra lâu ngày và tự ý dùng các thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị cho bé. Điều này là hoàn toàn không nên. Vì nó sẽ gây khó khăn cho bác sĩ khi chuẩn đoán bệnh và chữa trị dứt điểm cho bé.

Khi bé bị nhiễm bệnh quai bị, mẹ cần cách ly bé khỏi các thành viên trong gia đình. Đồng thời hãy cho bé uống nhiều nước và dùng khăn ấm lau cơ thể để bé hạ sốt. Mẹ cũng nên chuẩn bị các loại thức ăn loãng, nhiều nước, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm có tính mát vào thực đơn của trẻ. Điều này sẽ giúp bé thanh nhiệt, giải độc và mau chóng khỏi bệnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *