Chùa Hang ở Châu Đốc gắn liền với truyền thuyết đôi mãng xà

Người dân thành phố đôi khi họ mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống. Họ chạy vội theo nhịp sống chóng mặt của Sài Thành hay đã quá quen thuộc với nét cổ kính của Hà Nội. Trong những giây phút ấy người thành thị thường tìm đến chùa để tâm hồn mình được thanh tịnh hơn. Nhắc đến chùa, chắc chắn ai cũng muốn đến Chùa Hang ở Núi Sam – Châu Đốc một lần để tâm hồn mình được thư thái hơn. Cùng với đó là ngồi nhâm nhi một tách trà và nghe sư kể về lịch sử của ngôi chùa. Hãy đồng hành cùng spoehrer để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện lịch sử của chùa Hang nhé.

Chùa Hang là điểm đến nổi tiếng của Núi Sam

Núi Sam ở TP Châu Đốc cao khoảng 200 m so với mực nước biển và là nơi hội tụ nhiều điểm đến tâm linh, thắng tích nổi tiếng như Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, hút du khách đến tham quan. Nằm trên đường Tân Lộ Kiều Lương, cách chùa Tây An chừng 2 km là chùa Phước Điền. Chùa này còn được biết với tên khác là chùa Hang.

Chùa Hang có cảnh quan thanh tịnh cùng nhiều huyền thoại lưu truyền. Chùa Hang nằm dựa lưng vào triền núi Sam, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt. Nhìn từ xa, đây quả thật là một nơi tu hành tràn ngập thiên nhiên và tĩnh lặng. Chùa cách mặt đất khoảng 300m nhưng đường lên không khó đi. Bởi vì có những bậc thang được xây dựng từ dưới chân núi kéo dài lên đến chùa.

Khi đi trên con đường này, du khách sẽ được tận hưởng được không khí trong lành của Núi Sam. Hiện nay Núi Sam không còn rừng nguyên sinh như xưa kia. Nhưng cây cối nơi này vẫn rất tươi tốt, cây cổ thụ mọc xen lẫn những chùm cây bụi. Những điều này góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên phong phú. Trong không khí mát mẻ đó, tiếng chim hót líu lo sẽ khiến du khách cảm thấy thanh bình hơn.

Chùa Hang là điểm đến nổi tiếng của Núi Sam
Chùa Hang có tên gọi khác là chùa Phước Điền

Truyền thuyết của chùa Hang

Tương truyền, chùa Hang do bà Thợ (tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm 1818) lập nên. Sau khi lập gia đình, bà gặp cảnh đời ngang trái và nương nhờ cửa Phật tại Tây An tự, quy y với pháp danh Diệu Thiện. Sau thời gian tu tại chùa Tây An, do nơi này có nhiều người lui tới nên bà đi tìm nơi yên tĩnh, vắng người tu hành. Đi về phía Tây núi Sam, bà gặp một hang sâu, rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am bằng tre, lá làm nơi tu hành.

Cạnh am bà Thợ tu có một hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to. Từ khi bà đến tu hành, hàng ngày cặp mãng xà được nghe kinh Phật trở nên hiền lành, ăn đồ chay, không hại người, trông chừng thú dữ, kẻ gian. Bà Thợ đặt tên cho cặp mãng xà là Thanh Xà, Bạch Xà. Khi bà qua đời, cặp rắn này bỗng dưng biến mất. Sau đó để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín chỉ còn lối đi vào cửa, sâu khoảng 10 m. Bên trong chùa thờ Phật A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát.

Cảm mến sự đức độ của sư nữ Diệu Thiện, năm 1885, ông Phán Thông (tên thật là Nguyễn Ngọc Cang) cùng nhân dân quanh vùng góp tiền của, xây dựng chùa với nền lát gạch tàu, mái ngói, cột gỗ căm xe… mang tên Phước Điền tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Hang.

Diện mạo của chùa Hang ngày nay

Những năm sau đó, chùa được trùng tu, xây dựng thêm hai lần nữa và có diện mạo khang trang tôn nghiêm như ngày nay. Khuôn viên chùa có 44 điểm tham quan như: Chánh điện, đường hang dũng mãnh, hồ liên trì hải hội, sân tiên, tàng kinh các… Khuôn viên được bố trí với sơ đồ hướng dẫn cụ thể cho khách tham quan. Các công trình ở chùa được thiết kế hài hòa với tông nâu đỏ, lợp ngói ống, cột, mái chạm khắc tinh xảo, lối đi được lát đá theo bậc thang thuận tiện di chuyển.

Diện mạo của chùa Hang ngày nay
Chùa Hang được thiết kế theo tông nâu đỏ bắt mắt

Chùa nằm trên triền núi Sam đón gió mát lành. Từ đây du khách có thể ngắm nhìn cảnh quan đồng ruộng biên giới An Giang một màu xanh ngắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *