Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh thoái hoá khớp ở người già

Người già thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp là phổ biến nhất. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa thường xuyên của sụn, tế bào và các mô trong và xung quanh khớp. Đây là một căn bệnh liên quan mật thiết đến tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì tổn thương thoái hóa càng nghiêm trọng và căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người già, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và gây gánh nặng về chi phí y tế. Chính vì vậy mà cách phòng ngừa thoái hoá khớp ở người già ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Cùng spoehrer.com tìm ra giải pháp phòng bệnh thoái hoá khớp hiệu quả nhất cho người già nhé!

Nguyên nhân khiến người già bị thoái hoá khớp

Nguyên nhân khiến người già bị thoái hoá khớp
Bệnh thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là yếu tố cơ giới

Bệnh thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là yếu tố cơ giới. Yếu tố này thúc đẩy quá trình thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm. Trong thoái hóa thứ phát thì đây là yếu tố chủ yếu, bao gồm:

  • Các dị dạng bẩm sinh hay các biến dạng thứ phát.
  • Sự tăng trọng quá tải do nghề nghiệp hay do béo phì.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự thoái hóa khớp là do sự lão hóa. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác góp phần gây nên thoái hóa là:

  • Do di truyền (cơ địa già sớm).
  • Do nội tiết (loãng xương do nội tiết.
  • Do thuốc, tiểu đường, mãn kinh).
  • Do chuyển hóa (bệnh gút).

Đa số các trường hợp mắc thoái hóa khớp đều không nhận ra được triệu chứng của bệnh do bệnh tiến triển chậm và khá âm thầm.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh thoái hoá khớp ở người già

  • Độ linh hoạt của khớp bị giảm đáng kể.
  • Có gai xương ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay hoặc khớp bàn ngón tay cái.
  • Sưng cứng ở khớp, cảm giác rõ nhất sau khi vận động.
  • Khó chịu ở khớp, nhất là những khi trái gió trở trời hoặc lúc giao mùa.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau khớp trong hoặc sau khi vận động mạnh hoặc sau một thời gian không vận động.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên, bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt các cơn đau xuất hiện về đêm còn khiến người bệnh bị mất ngủ, gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nhược cơ thể,…
  • Biến dạng các khớp: Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng to, mọc gai xương gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này sẽ khiến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh ảnh hưởng rất lớn.
  • Teo cơ: Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu, gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng,…
  • Tàn phế: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp, lúc này người bệnh đã mất đi khả năng vận động vĩnh viễn đồng thời gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh như rễ thần kinh, tủy sống,…

Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp cho người già

Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp cho người già
Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng để bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối

Do có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh thoái hóa khớp. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Tránh các vận động khớp quá mức và lặp đi lặp lại.
  • Không nên sử dụng quá mức một khớp đã bị đau hoặc bị tổn thương. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp đó về sau.
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Một số khớp đặc biệt là khớp gối và khớp háng sẽ bị tạo thêm áp lực từ việc thừa cân. Vì vậy, để ngăn ngừa hoặc hạn chế tiến triển của thoái hóa cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp.
  • Tập vận động thường xuyên và vừa sức. Đây là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Việc này sẽ giúp lực đè ép lên khớp xương sẽ giảm nếu cơ bắp khỏe mạnh. Đồng thời nó cũng sẽ giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động.
  • Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng để bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
  • Trong mang vác nặng nên sử dụng các khớp lớn và tránh quá sức.
  • Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải.

Điều trị bệnh thoái hoá khớp cho người già như thế nào?

Việc điều trị thoái hóa bao gồm:

  • Điều trị không dùng thuốc: Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tại hệ thống xương khớp. Tránh tăng áp lực cho sụn khớp và đĩa đệm; tránh mang vác vật nặng; tránh tình trạng thừa cân, béo phì; có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý; làm việc, tập luyện, vận động vừa sức; tăng cường các kiến thức về sức khỏe xương khớp.
  • Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc giảm đau và các thuốc kháng viêm để điều trị chứng đau và viêm. Dùng thuốc có thể cải thiện được tiến triển của bệnh để làm chậm quá trình thoái hóa. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: acid hyaluronic, diacerein, glucosamine sulfate dạng tinh thể,…
  • Phẫu thuật: Mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng; mổ nội soi để cắt xương, loại bỏ dị vật, sửa trục khớp.

Với những thông tin về bệnh thoái hóa khớp như trên, hy vọng bạn đã có đủ kiến thức hữu ích để phòng tránh và điều trị bệnh thoái hoá khớp cho người già một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *