Phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển từ những thói quen “xấu”

Giai đoạn còn nhỏ là thời điểm mà cảm xúc và hành vi của trẻ phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Chính bởi vậy, trẻ sẽ có xu hướng trở nên vô cùng hiếu động, ham chơi. Đồng thời tự tạo nên những việc làm mà cha mẹ cho là thói quen xấu. Tuy nhiên có đôi khi, hành động tưởng chừng như có hại đó thực chất lại góp phần tạo nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ về sau. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy cùng spoehrer.com theo dõi bài viết tổng hợp những thói quen thường bị coi là “xấu” nhưng lại có ích cho trẻ ngay sau đây nhé!

Thói quen nghịch, ném thức ăn

Các mẹ thường bực bội với việc trẻ nghịch, vầy vò, vẩy hay ném thức ăn
Các mẹ thường bực bội với việc trẻ nghịch, vầy vò, vẩy hay ném thức ăn

Các bà mẹ thường vô cùng bực bội với việc trẻ nghịch, vầy vò, vẩy hay ném thức ăn. Tuy nhiên với các bé, đó lại là cơ hội để ghi nhớ tên đồ ăn. Bé không chỉ ăn để no mà còn để khám phá, học hỏi, cảm nhận hình dạng, mùi vị khi được sờ nắm. Hãy để bé vui thích với đồ ăn. Đồng thời, cha mẹ cũng nên chậm rãi làm mẫu cho bé cách ăn uống trong bàn ăn.

Thói quen bày bừa đồ chơi, làm bẩn quần áo

Bừa bộn, quăng quật đồ chơi hay bôi bẩn quần áo là thói quen mà hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ mắc phải. Đồng thời, phụ huynh cũng cho rằng việc làm này là rất không tốt. Tuy nhiên ít ai biết rằng, thói quen “xấu” này sẽ giúp trẻ học các kĩ năng và giác quan. Việc bày bừa khiến bé thích vì có thể sáng tạo. Hãy biến những hoạt động dọn dẹp thành một trò chơi.

Thói quen mất tập trung

Trẻ thường mất tập trung và khi làm bất cứ việc gì với con thì mẹ cũng thấy rất mất thời gian. Cụ thể như là đi ngủ, đi tắm, ăn cơm, thay quần áo. Hay thậm chí khi đi thôi thì bé cũng ngó nghiêng chỗ này, nhìn chỗ kia và đi rất chậm chạp. Lúc này mẹ hãy bình tĩnh, hãy để dành thời gian cho con học hỏi, quan sát và ghi nhớ tất cả những gì bé đang làm là đang tích lũy hiểu biết và kỹ năng cho con.

Thói quen nói “Không” với yêu cầu của che mẹ

Trẻ thích làm theo ý mình và có thể nói "Không" với yêu cầu của cha mẹ
Trẻ thích làm theo ý mình và có thể nói “Không” với yêu cầu của cha mẹ

Giai đoạn còn nhỏ, bé có xu hướng ngang bướng và khó bảo hơn. Như là: không thích đánh răng, thay quần áo thì khóc. Thậm chí là không hào hứng khi được đi chơi,… Trẻ sẽ thích làm theo ý mình và có thể nói “Không” với nhiều yêu cầu của cha mẹ. Đây là cách bé nhận thức được sự độc lập và thể hiện rằng mình đã lớn. Vì thế, bạn cũng đừng áp đặt mà hãy tìm hiểu tâm lý của bé để hướng con đến cách cư xử đúng hơn.

Thói quen ăn vạ, nổi cáu

Đây là điều đánh dấu sự phát triển bình thường của trẻ. Nó cho thấy trẻ đang phát triển về mặt cảm xúc. Biểu hiện thường thấy của việc ăn vạ, nổi cáu ở trẻ thường xảy ra khi trẻ không được đáp ứng như mong muốn. Thay vì lo lắng, cha mẹ hãy học cách “đối phó” và làm dịu những cơn ăn vạ.

Thói quen hỏi “Tại sao?”

Trẻ thường có nhu cầu tìm hiểu rất lớn. Cho nên bé thường sẽ hay hỏi cha mẹ “Tại sao?”. Đôi lúc làm chúng ta bực mình hay trả lời bé qua loa, lờ đi những câu hỏi đó,… Trẻ càng hỏi nhiều thì càng thông minh. Vậy nên cha mẹ hãy tận dụng cơ hội này để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Đừng lờ đi câu hỏi của con. Hãy cho con một câu trả lời dễ hiểu và làm con hài lòng nhất bạn nhé.

Thói quen bám riết lấy cha mẹ

Nếu gặp phải tình trạng này, cha mẹ đừng lo lắng hay đặt nghi vấn về tâm lý của trẻ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Và đa phần, các bé đều sẽ trải qua một giai đoạn như thế này. Điều bố mẹ cần làm là luôn ở bên cạnh bé. Đồng thời động viên để bé cảm thấy an toàn, tự tin thể hiện điều mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *